15/05/2022
TIẾN SĨ HỒ SỸ HÙNG BẢO VỆ THÀNH CÔNG ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ
Ngày 01/4/2022, tại Phòng 302 Nhà điều hành đã diễn ra buổi bảo vệ đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở của Tiến sĩ Hồ Sỹ Hùng,giảng viên BM Giáo dục nhận thức – Dinh dưỡng & Thể chất, Khoa Giáo dục Mầm non
Tên đề tài: “Giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non”. Hội đồng đánh giá gồm 7 thành viên:
STT |
Họ tên |
Đơn vị công tác |
Chức danh Hội Đồng |
1 |
PGS.TS Nguyễn Thị Hà Lan |
Khoa Tâm lý – Giáo dục |
Chủ tịch Hội Đồng |
2 |
TS. Nguyễn Thị Thu Hà |
Khoa Tâm lý – Giáo dục |
Phản biện 1 |
3 |
TS. Lê Thị Huyên |
Khoa Giáo dục mầm non |
Phản biện 2 |
4 |
TS. Phạm Thị Anh |
Khoa Giáo dục mầm non |
Uỷ viên |
5 |
TS. Nguyễn Thị Thanh |
Khoa Tâm lý – Giáo dục |
Uỷ viên |
6 |
TS. Cao Thị Cúc |
Khoa Tâm lý – Giáo dục |
Uỷ viên |
7 |
ThS Vũ Thị Hà Mai |
Phòng Quản lý KH&CN |
Thứ ký |
Đánh giá của Hội đồng chấm đề tài: Đề tài đã đáp ứng xuất sắc những yêu cầu về nội dung và hình thức của một đề tài NCKH cấp cơ sở và đạt được mục tiêu nghiên cứu như đã xây dựng trong thuyết minh. Kết quả đươc Hội đồng đánh giá xếp loại xuất sắc.
1. Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận của đề tài:
- Về mặt lý luận: Đề tài góp phần làm phong phú cơ sở lý luận về giáo dục KNGT cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi ở trường mầm non.
- Về mặt thực tiễn: Làm rõ thực trạng giáo dục KNGT cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi ở trường mầm non. Đề xuất một số biện pháp giáo dục KNGT cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi ở trường mầm non. Các biện pháp được đề xuất có tính hệ thống, được thiết kế khoa học, có giá trị tham khảo cho các giáo viên mầm non.
2. Kết quả nghiên cứu: Đề tài đã làm rõ được vấn đề nghiên cứu, những kết quả nghiên cứu được thể hiện thông qua 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non. Chương 2: Cơ sở thực tiễn giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non. Chương 3: Đề xuất biện pháp giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 5 - 6 tuổi và thực nghiệm sư phạm. Các biện pháp được đề xuất hỗ trợ trẻ RLPTK giao tiếp trong lớp học hoà nhập bao gồm: 1) Tạo môi trường giao tiếp tích cực trong lớp học hòa nhập có trẻ RLPTK; 2) Lập kế hoạch giáo dục kĩ năng giao tiếp dựa trên kế hoạch giáo dục cá nhân của trẻ RLPTK; 3) Kích thích trẻ RLPTK sử dụng ngôn ngữ và giao tiếp tổng hợp trong môi trường giáo dục hoà nhập; 4) Hỗ trợ cá nhân trẻ RLPTK giao tiếp với các trẻ em khác trong lớp học; 5) Sử dụng lời khen để đánh giá quá trình hoạt động nhằm kích thích sự giao tiếp của trẻ; 6) Phối hợp với cha mẹ để giáo dục KNGT cho trẻ RLPTK trong các hoạt động tại gia đình.
3. Sản phẩm của đề tài: Ngoài báo cáo tổng kết, đề tài còn có 2 bài báo tiếng Anh được xuất bản trong tạp chí số tiếng Anh của TCKH trường ĐH Hồng Đức và Hội thảo Khoa học Quốc tế.
4. Hiệu quả, phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng ứng dụng
Trẻ rối loạn phổ tự kỷ có nhiều khiếm khuyết trong giao tiếp và tương tác xã hội, điều này khiến các em gặp nhiều khó khăn khi hoà nhập và thiết lập các mối quan hệ xã hội. Do vậy, phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ Rối loạn phổ tự kỷ để giúp các em có thể tham gia vào các hoạt động giáo dục được xác định là một trong những mục tiêu ưu tiên ở trường mầm non. Đặc biệt đối với trẻ RLPTK 5 – 6 tuổi, nhằm chuẩn bị môi trường tâm lý an toàn – không rào cản và rèn luyện một số kĩ năng sống cần thiết để các em bước vào học tập ở trường phổ thông. Chính vì vậy, đề tài sẽ làm nguồn tài liệu tham khảo cho giảng viên và sinh viên khoa giáo dục mầm non trong quá trình đào tạo, gợi ý một số biện pháp hỗ trợ trẻ giao tiếp và tham gia vào các hoạt động với các bạn đồng trang lứa ở trường mầm non.