Kết quả khảo sát chất lượng đào tạo tại các đơn vị sử dụng lao động có sinh viên tốt nghiệp của Nhà trường năm 2022

22/03/2023

BÁO CÁO

Kết quả khảo sát sinh viên về chất lượng đào tạo tại các đơn vị sử dụng lao động năm 2022

 

        Thực hiện kế hoạch năm học 2022 – 2023 và sổ 234/KH-ĐHHĐ ngày 12/10/2022 của Hiệu trưởng về việc khảo sát tình hình việc làm của học sinh sinh viên và chất lượng đào tạo tại các đơn vị sử dụng lao động có sinh viên tốt nghiệp (SVTN); sau 1 năm tốt nghiệp (năm 2021) và lấy ý kiến của nhà sử dụng lao động về chất lượng đào tạo của Nhà trường năm 2022, cụ thể như­ sau:

            1. Công tác triển khai

Tháng 11/2022, Ban khảo sát phối hợp các đơn vị sử dụng lao động có SV tốt nghiệp.

Từ 25/11/2022 đến 30/11/2022, Ban khảo sát đã khảo sát trực tiếp tại các đơn vị sử dụng lao động có sinh viên tốt nghiệp của Nhà trường.

Từ ngày 15/12 đến 20/12/2022, thường trực Ban khảo sát đã tổng hợp, xử lý số liệu trong phiếu và tổng hợp viết báo cáo.

2. Tình hình nhà sử dụng lao động được khảo sát

Khoa đã tiến hành khảo sát tại 09 đơn vị sử dụng lao động trong tỉnh Thanh Hóa, số phiếu thu về là 09 phiếu, cụ thể:

 Về số lượng sinh viên tốt nghiệp đang làm việc tại các đơn vị: đơn vị có 1-5 SV: 4 (chiếm 44.44%), 11-15 SV: 1(chiếm 11.11%), trên 16 SV: 04 (chiếm 44.44%),

3. Kết quả thu được từ khảo sát

3.1. Nhận xét về sinh viên tốt nghiệp

            Khảo sát về mức độ hài lòng đối với sinh viên tốt nghiệp Khoa Giáo dục Mầm non Trường Đại học Hồng Đức đang làm việc tại các đơn vị ở 5 mức: rất hài lòng (5), hài lòng (4), tương đối hài lòng (3), ít hài lòng (2) và không hài lòng (1).

Kết quả xử lý ở 5 mức độ: Có 5 đơn vị (chiếm 55,55%): mức độ 4: Có 04 đơn vị (chiếm 44,44%),

Bảng 1:Mức độ hài lòng của sinh viên

                                                            Mức độ

 

        Nội dung

Không

hài

lòng

Ít

hài lòng

Tương đối hài lòng

Hài lòng

Rất hài lòng

1

2

3

4

5

1. KIẾN THỨC

1.1

Kiến thức lý thuyết cơ bản của ngành

 

 

 

3

6

1.2

Kiến thức thực tế của ngành

 

 

 

4

5

1.3

Kiến thức xã hội (chính trị, pháp luật...)

 

 

 

3

6

2. KỸ NĂNG

2.1

Kỹ năng nghề

 

 

 

4

5

2.2

Kỹ năng phản biện, phân tích, tổng hợp

 

 

 

4

5

2.3

Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức thực hiện

 

 

 

4

5

2.4

Kỹ năng giao tiếp, ứng xử

 

 

 

4

5

2.5

Kỹ năng giao tiếp bằng ngoại ngữ

 

 

 

7

2

2.6

Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin

 

 

 

6

3

2.7

Kỹ năng hợp tác, làm việc nhóm

 

 

 

4

5

2.8

Kỹ năng tự học, tự nghiên cứu

 

 

 

4

5

3. THÁI ĐỘ

3.1

Ý thức tổ chức kỷ luật

 

 

 

3

6

3.2

Trung thực, chịu trách nhiệm cá nhân

 

 

 

3

6

3.3

Giám sát người khác thực hiện nhiệm vụ

 

 

 

5

4

3.4

Đóng góp ý kiến, xây dựng, phát triển đơn vị

 

 

 

5

4

3.5

Lắng nghe, tiếp thu, khắc phục nhược điểm

 

 

 

3

6

Như vậy, các đơn vị sử dụng lao động đánh giá rất cao chất lượng đào tạo của Nhà trường thông qua kết quả của sinh viên tốt nghiệp đang làm việc tại các cơ sở sử dụng lao động.

3.2. Yêu cầu đào tạo bổ sung cho sinh viên để đáp ứng yêu cầu công việc

Tổng hợp  ý kiến của các nhà sử dụng lao động về đào tạo bổ sung chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, công nghệ thông tin… để đáp ứng yêu cầu công việc, kết quả thu được ở bảng 2:

Bảng 2: Những yêu cầu về kiến thức, kỹ năng cần được bổ sung

TT

Nội dung

Mức độ lựa chọn

Ghi chú

Số lượng

  1.  

Chuyên môn

 

 

  1.  

Nghiệp vụ

2

 

  1.  

Công nghệ thông tin

2

 

  1.  

Ngoại ngữ

1

 

  1.  

Kỹ năng mềm

7

 

  1.  

Khác

 

 

            Kết quả ở bảng 2 cho thấy:

Không có  ý kiến cho rằng, SV cần được đào tạo thêm chuyên môn

Có 2ý kiến cho rằng, SV cần được đào tạo thêm nghiệp vụ

Có 2 ý kiến cho rằng, SV cần được đào tạo thêm công nghệ thông tin

Có 1 ý kiến cho rằng, SV cần được đào tạo thêm ngoại ngữ

Có 7 ý kiến cho rằng, SV cần được đào tạo thêm Kỹ năng mềm

Như vậy, đào tạo thêm kỹ năng mềm, công nghệ thông tin, và ngoại ngữ vẫn là những ưu tiên của các đơn vị sử dụng lao động.

3.3. Những góp ý của các đơn vị sử dụng lao động với Nhà trường

         Thông qua phiếu khảo sát, các nhà sử dụng lao động góp ý với Nhà trường tập trung vào 2 nội dung sau:

- Nhà trường cần tăng cường thời gian thực hành, thực tập, hoạt động ngoại khóa nhiều hơn cho sinh viên để đáp ứng nhu cầu thị trường lao động trong giai đoạn hiện nay.

- Nhà trường cần xây dựng chương trình đào tạo theo hướng tăng cường kiến thức, kỹ năng phù hợp với nhu cầu thị trường lao động; tăng thêm số lượng tín chỉ thực hành, thực tập và phối hợp với các đơn vị sử dụng lao động trong các hoạt động đào tạo.

3.4. Những lĩnh vực đơn vị sử dụng lao động quan tâm và có thể hợp tác với Nhà trường

        Thống kê ý kiến của 124 phiếu khảo sát để xem xét các lĩnh vực mà đơn vị sử dụng lao động quan tâm và có thể hợp tác với Nhà trường, kết quả thu được ở bảng 3 như sau:

Bảng 3: Những lĩnh vực đơn vị sử dụng lao động quan tâm và có thể hợp tác với Nhà trường

TT

Nội dung

Mức độ lựa chọn

Ghi chú

Số lượng

  1.  

Nhận sinh viên thực tập/ kiến tập

1

 

  1.  

Nhận sinh viên học việc tại đơn vị

5

 

  1.  

Giao lưu chia sẻ kinh nghiệm

5

 

  1.  

Cho sinh viên tham quan đơn vị

1

 

  1.  

Tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp

2

 

  1.  

Hợp tác đào tạo kỹ năng

0

 

  1.  

Hợp tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ

4

 

  1.  

Hợp tác khác

0

 

         Kết quả khảo sát cho thấy: có 02 ý kiến số đơn vị sử dụng lao động tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp từ Khoa GDMN trường ĐH Hồng Đức; 1 ý kiến số đơn vị được khảo sát sẵn sàng tiếp nhận SV của Nhà trường về thực tập, kiến tập; 05 ý kiến về việc cho sinh viên học việc tại đơn vị, 05 ý kiến về việc cho sinh viên học việc giao lưu chia sẻ kinh nghiệm, 01 Cho sinh viên tham quan đơn vị, 04 Hợp tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ.

Đánh giá chung

         Khoa đã hoàn thành kế hoạch khảo sát mức độ hài lòng các đơn vị sử lao động là sinh viên tốt nghiệp. Các đơn vị sử dụng lao động đánh giá rất cao chất lượng sinh viên tốt nghiệp đang làm việc tại các đơn vị. Tuy nhiên, theo ý kiến của nhà sử dụng lao động, Khoa, Nhà trường cần tăng cường đào tạo ngoại ngữ, kỹ năng mềm, công nghệ thông tin cho SV, giảm thời gian học lý thuyết, tăng thời gian học thực hành, đặc biệt là cần tạo mối liên hệ với các đơn vị sử dụng lao động thông qua các hoạt động như: giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm, cho sinh viên đi thực tập, kiến tập tại các đơn vị.

Tin nổi bật

Tuyển sinh 2024

TIN LIÊN QUAN