17/07/2022
Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Ngọc Châu, Giảng viên Khoa GDMN, Trường Đại học Hồng Đức đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ chuyên ngành GDH (Giáo dục Mầm non) tại trường Đại học Sư Phạm Hà Nội.
Ngày 27/06/2022, tại trường Đại học Sư Phạm Hà Nội đã diễn ra Lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cấp Trường cho Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Ngọc Châu, sinh năm 1979, giảng viên khoa GDMN, Trường Đại học Hồng Đức.
Tên đề tài luận án:“Tổ chức hoạt động khám phá khoa học nhằm phát triển vốn từ cho trẻ MG 3-4 tuổi”
Chuyên ngành: Giáo dục Mầm non Mã số: 9.14.01.01
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Ngọc Châu
Cán bộ hướng dẫn:
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội.
Hội đồng chấm luận án gồm 7 thành viên trong và ngoài trường: PGS,TS Nguyễn Thị Hòa - Trường ĐH Sư Phạm Hà Nội. (Chủ tịch Hội đồng); GS,TS Nguyễn Thị Hoàng Yến – Học viện Quản lý GD (Phản biện 1); PGS,TS Trần Thị Bích Trà – Viện KHGD Việt Nam (Phản biện 2); PGS,TS Hoàng Thị Mai - Trường ĐH Hồng Đức (Phản biện 3); TS. Nguyễn Mạnh Tuấn - Trường ĐH Sư Phạm Hà Nội (Ủy viên thư ký); PGS,TS. Đặng Hồng Phương - Trường ĐH Sư Phạm Hà Nội. (Ủy viên Hội đồng); TS. Nguyễn Thị Thu Nga - Trường ĐH Thủ Đô, HN (Ủy viên Hội đồng).
Tóm tắt nội dung luận án:
Giáo dục ngôn ngữ là nhiệm vụ quan trọng trong giáo dục mầm non. Ngôn ngữ giúp trẻ biểu đạt nguyện vọng, nhu cầu, là điều kiện để tham gia vào mọi hoạt động xã hội, từ đó, hình thành nhân cách. Qua các hoạt động ngôn ngữ, trẻ được phát triển toàn diện cả về tư duy, trí tuệ, thẩm mĩ, đạo đức và các kĩ năng xã hội…Trong các nhiệm vụ giáo dục ngôn ngữ cho trẻ em, phát triển vôn từ là nhiệm vụ quan trọng. Phát triển vôn từ giúp trẻ mở rộng vốn hiểu biết, nhận thức thế giới xung quanh, để phát triển tư duy. Trẻ muốn diễn đạt ý nghĩ của bản thân cho người khác hiểu và hiểu được người khác phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển vôn từ . Vốn từ là cơ sở để trẻ giao tiếp, phát triển ngôn ngữ cũng như mọi lĩnh vực khác.
Luận án nghiên cứu những vấn đề liên quan đến cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa phát triển vốn từ, hoạt động khám phá khoa học và mối quan hệ giữa hoạt động khám phá khoa học nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi. Thông qua đó luận án mô tả và đánh giá được thực trạng tổ chức hoạt động khám phá khoa học nhằm phát triển vốn từ cho trẻ 3 – 4 tuổi của giáo viên mầm non; thực trạng vốn từ của trẻ 3- 4 tuổi ở trường mầm non. Tác giả xây dựng 05 biện pháp tổ chức hoạt động khám phá khoa học nhằm phát triển vôn từ cho trẻ MG 3 - 4 tuổi có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo, cho công tác nghiên cứu, đào tạo bồi dưỡng cho giáo viên MN ở tỉnh Thanh hóa. Ngoài ra có thể vận dụng sáng tạo các biện pháp này ở các trường MN có điều kiện giáo dục tương đương để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ.
Một số hình ảnh tại buổi lễ bảo vệ luận án tiến sĩ
Hội đồng chấm luận án đã thống nhất và kết luận: Luận án đã đáp ứng những yêu cầu về nội dung và hình thức của một luận án tiến sĩ chuyên ngành Giáo dục học (Giáo dục mầm non). Hội đồng đã thống nhất đề nghị cấp bằng tiến sĩ chuyên ngành GDMN cho Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Ngọc Châu.