Giới thiệu về khoa Giáo dục Mầm non

7/27/2020 3:23:31 PM
Khoa có tiền thân là trường Trung học Sư phạm Mầm non Thanh Hoá. Năm 1993 sát nhập trường Trung học Sư phạm Mầm non với trường Cao đẳng Sư phạm Thanh Hoá thành trường Cao đẳng Sư phạm Thanh Hóa, khoa trở thành Khoa Giáo dục Mầm non.

Khoa có tiền thân là trường Trung học Sư phạm Mầm non Thanh Hoá. Năm 1993 sát nhập trường Trung học Sư phạm Mầm non với trường Cao đẳng Sư phạm Thanh Hoá thành trường Cao đẳng Sư phạm Thanh Hóa, khoa trở thành Khoa Giáo dục Mầm non.

            Năm 1997 sát nhập 3 trường Cao đẳng Sư phạm, Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật và Cao đẳng Y tế thành trường Đại học Hồng Đức, khoa trở thành Khoa sư phạm Mầm non, và nay thành khoa Giáo dục Mầm Non, trường Đại học Hồng Đức Thanh Hóa.

Đội ngũ cán bộ, giảng viên, giáo viên:  Tổng CBGV là 27, trong đó có 09 Tiến sĩ, 18 Thạc sĩ.

- Năm học 2022 - 2023 (tính đến tháng 10/2022) có tổng số 1.365 người học, trong đó:

     + Hệ chính quy:                768 HS, SV (15 lớp)

     + Hệ liên thông chính quy:    597 SV (13 lớp)

1. Chức năng, nhiệm vụ: 

Khoa Giáo dục Mầm non được giao nhiệm vụ đào tạo giáo viên Mầm non trình độ  cao đẳng, đại học ở tất cả các hệ: Chính quy, Vừa làm vừa học, liên thông; Bồi dưỡng, chuẩn hoá giáo viên Mầm non đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn góp phần phát triển sự nghiệp giáo dục mầm non của tỉnh Thanh Hoá.

 2. Cơ cấu tổ chức:

 Ban chi ủy, Ban chủ nhiệm khoa, Hội đồng khoa, 3 bộ môn, công đoàn, đoàn thanh niên và bộ phận văn phòng

Ban chi ủy5 đồng chí

       Bí thư chi bộ:  Đ/c Hồ Thị Dung

       Ủy viên: Hồ Sỹ Hùng

Ban chủ nhiệm: 4 đồng chí

       Trưởng khoa: TS. Hồ Thị Dung

       Phó trưởng khoa:  TS. Phạm Thị Anh

       Phó trưởng khoa: TS. Lê Thị Huyên

         - Hội đồng khoa:

TT

Họ và tên

Chức danh

Ghi chú

1

TS. Hồ Thị Dung

Chủ tịch Hội đồng

 

2

TS. Lê Thị Huyên

Ủy viên

 

3

TS. Phạm Thị Anh

Ủy viên

 

4

Th.S Nguyễn Thị Ngọc Châu

Ủy viên

 

5

TS. Hồ Sỹ Hùng

Ủy viên

 

6

TS. Vũ Thị Thắng

Ủy viên

 

7

ThS. Trịnh Thị Hường

Thư ký

 

8

ThS. Lê Ngọc Toản

Ủy viên

 

9

  Th.S Tạ Mai Anh

Ủy viên

 

Ban chấp hành công đoàn: 5 đồng chí

      Chủ tịch công đoàn: Đ/c Lê Thị Huyên

      Ủy viên BCH công đoàn: Đ/c Trần Thị Thanh

      Ủy viên BCH công đoàn: Đ/c Lê Thiện Lâm

Ban chấp hành chi đoàn cán bộ giảng viên: 3 đồng chí

     Bí thư: Đ/c Nguyễn Thị Hằng

     Phó Bí thư:  Đ/c Lê Thị Thanh Xuân

     Ủy viên: Đ/c Lê Hoàng Yến

  - Bộ phận trợ lý:  3 cán bộ

   1. Đ/c Lê Ngọc Toản - Trợ lý công tác HSSV

   2. Đ/c Trịnh Thị Hường: Trợ lý giáo vụ

   5. Đ/c Lê Thị Minh: Cán bộ hành chính

3. Những thuận lợi, khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ của đơn vị

Thuận lợi:

Khoa luôn nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện, lãnh đạo của Đảng bộ và Ban giám hiệu nhà trường; Tinh thần trách nhiệm của cán bộ giảng viên trong công tác, HSSV luôn chấp hành nghiêm túc nội qui, qui chế đào tạo, cố gắng trong rèn luyện, phấn đấu; Có các phòng chức năng với đầy đủ trang thiết bị, đồ dùng dạy học, rèn nghề cho sinh viên; Bộ phận trợ lý làm việc nghiêm túc, đúng qui chế.

Khó khăn:

 Công tác tuyển sinh đứng trước nhiều khó khăn, thách thức; Giảng viên đa phần trong độ tuổi nuôi con nhỏ, phải đi học tập, bồi dưỡng theo qui hoạch của nhà trường, phần lớn là nữ nên hoạt động của khoa cũng có một số khó khăn, hạn chế. HSSV tất cả đều là nữ nên công tác quản lý, giáo dục HSSV vừa có sự thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn; một bộ phận không nhỏ HSSV là người dân tộc, vùng khó khăn, con các gia đình chính sách, mồ côi, không nơi nương tựa.

Thành tích xuất sắc nổi bật của khoa:

Công tác tư tưởng chính trị: Cán bộ giấo viên và HSSV trong khoa luôn chấp hành đầy đủ những chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước và các nội qui qui định của trường. Tập thể khoa là một khối đoàn kết, nhất trí có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm cao trong việc thực hiện các nhiệm vụ. Không có giáo viên vi phạm kỷ luật nội qui qui chế của nhà trường. Mọi thành viên trong đơn vị tham gia tích cực có hiệu quả các hoạt động đoàn thể, xã hội.

Công tác đào tạo: Khoa GDMN là một trong những có sở Giáo dục đại học đào tạo GVMN có uy tín trong toàn quốc; Người học sau khi tốt nghiệp đã nhanh chóng có công việc ổn định và khẳng định được trong  môi trường công tác; các cựu sinh viên của khoa hiện đang công tác khắp mọi miền của Tổ quốc và không ít người đã và đang giũ chức vụ quản lý tại các trường mầm non.

Xây dựng và hoàn chỉnh các chương trình đào tạo giáo dục mầm non chính quy theo định hướng ứng dụng nghề nghiệp. Thường xuyên cập nhật thông tin, chỉnh sửa các chương trình đào tạo các hệ. ; Hướng dẫn hàng trăm sinh viên nghiên cứu khoa học. Có 3 đề tài của sinh viên tham gia “Sinh viên nghiên cứu khoa học” của Bộ Giáo dục & Đào tạo. Có nhiều đề tài khoa học sinh viên được giải cấp trường. Ngoài ra, còn có nhiều sáng kiến kinh nghiệm đạt chất lượng tốt.

Đánh giá chung: khoa GDMN đã phấn đấu vươn lên không ngừng, đoàn kết nội bộ, phát huy dân chủ và nâng cao tinh thần trách nhiệm nên đã liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao, góp phần không nhỏ vào sự phát triển chung của trường Đại học Hồng Đức và của ngành Giáo dục Thanh Hoá, xứng đáng là đơn vị duy nhất của trường Đại học Hồng Đức vinh dự nhận Huân chương lao động hạng Ba của Chính phủ.

Các hình thức khen thưởng đã được ghi nhận

Của đơn vị & các tổ chức, đoàn thể trong đơn vị:

Một Huân chương Lao động hạng Ba của Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (QĐ số: 604 QĐ/CTN, ngày 20 tháng 9 năm 2002, sổ vàng số 3), về thành tích xuất sắc trong công tác từ năm 1997 đến năm 2001 góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ Quốc;

Một Bằng khen Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam (Số QĐ: 1376/QĐ-TLĐ, ngày 16 tháng 8 năm 2002) về thành tích xuất sắc phong trào thi đua lao động giỏi và xây dựng tổ Quốc và tổ chức Công đoàn vững mạnh năm học 2001-2002.

Một Bằng khen của Tỉnh uỷ Thanh Hóa (Số QĐ ngày 3 tháng 4 năm 2006), về thành tích xuất sắc trong công tác xây dựng Đảng nhiệm kỳ 2001-2005;

Hai Bằng khen Chủ tịch tỉnh Thanh Hóa, (QĐ số: 3786/QĐ-CTUB, ngày 25 tháng 11 năm 2004; QĐ số 169/QĐ-CTUB, ngày 13 tháng 1 năm 2006) về thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua “Dạy tốt – Học tốt” năm học 2003-2004; Thành tích thực hiện nhiệm vụ công tác năm học 2004-2005;

Một Bằng khen của Liên đoàn lao động tỉnh Thanh Hóa (QĐ số: 73/QĐ, ngày 10 tháng 8 năm 2004), về thành tích xuất sắc trong phong trào CNVC-LĐ và xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh năm học 2003-2004;

Hai Bằng khen của Tỉnh đoàn Thanh Hóa (Số QĐ: 39 NQ/KTLN, ngày 12 tháng 8 năm 2002; QĐ số 454 QĐ/TƯĐTN, ngày 13 tháng 7 năm 2006) về thành tích xuất sắc trong công tác Đoàn – Hội chữ thập đỏ năm học 2001-2002; thành tích trong công tác Đoàn và phong trào thanh niên trường học năm học 2005-2006;

4. Danh hiệu đạt được:

Nhiều Bằng khen của Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa về thành tích thực hiện nhiệm vụ năm học 2004-2005;

Nhiều Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học 2005-2006;

Một Bằng lao động sáng tạo của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam.

Nhiều Bằng khen của Trung Ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh;

Nhiều danh hiệu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” 5 năm liên tục từ 2001-2005 và 2005-2009 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam;

Một nhận tặng thưởng giải Ba về Văn học Nghệ thuật của Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam.

Khoa GDMN luôn phấn đấu vươn lên không ngừng, đoàn kết nội bộ, liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị đợc giao. Dưới sự lãnh đạo của Ban chấp hành Đảng ủy, ban Giám hiệu và các đoàn thể trong trờng những năm qua khoa SPMN đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển chung của trường Đại học Hồng Đức và của ngành giáo dục tỉnh nhà, liên tục nhiều năm liền đạt danh hiệu tập thể lao động tiên tiến xuất sắc./.